THÁNH DANH MARIA

Lễ kính ngày 12 tháng 9

Trần Mỹ Duyệt

 

Thiên Chúa đã sáng tạo một thế giới cho con người; Ngài đã sáng tạo cho riêng Ngài một thế giới mà Ngài đặt cho tên gọi là “Maria.” 


(Thánh Louis M. Monfort).

 

Ngoài trừ tiếng Do Thái phát âm là Myriam, tiếng Pháp là Marie, tiếng Anh là Mary, còn lại các tiếng như Việt Nam, Tây Ban Nha, hay tiếng Ý đều phát âm dựa trên gốc Latin và gọi tên của Đức Mẹ là MARIA.

 

Giáo Hội đã liên kết 3 lễ trọng để nhắc nhớ con cái Giáo Hội về người Mẹ cao sang, quyền phép và rất mực thương yêu con cái mình là Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Giáo Hội và cũng là Mẹ toàn thể nhân loại.

 

-Ngày 8 tháng 12, nhắc nhớ đến ơn Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.

-Ngày 8 tháng 9, nhớ ngày Mẹ được sinh ra vào đời. Ngày Sinh Nhật của Đức Mẹ, và:

-Ngày 12 tháng 9, kính thánh danh Mẹ.

 

Sơ lược nguồn gốc 

 

Năm 1513, lễ kính “Thánh danh Maria” được Đức Giáo Hoàng Julius II ban phép cử hành tại Giáo Phận Cuenta, nước Tây Ban Nha. Ban đầu lễ này được cử hành vào ngày 15 tháng 9, với tuần bát nhật sau lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.  Sau cuộc cải cách Breviary, lễ này bị đình chỉ bởi Thánh Giáo Hoàng Piô V, nhưng được khôi phục lại bởi Đức Sixtô V, và được chuyển vào ngày 17 tháng 9. Cũng từ đó, lễ Kính Thánh Danh Maria lan rộng khắp Tây Ban Nha và Vương Quốc Naples.

 

Qua thời gian, lễ này được phép cử hành tại nhiều dòng tu. Đức Innocent XI đã ban phép “Lễ Kính Thánh Danh Maria được cử hành trên Toàn Giáo Hội. Thánh lễ đầu tiên được cử hành vào Chúa Nhật sau Sinh Nhật Đức Mẹ. Thánh Giáo Hoàng Piô X (+1914) đã ra chỉ thị cử hành lễ này vào ngày 12 tháng 9 hàng năm.

 

Với sự đổi mới Thánh Lễ Roma năm 1970, theo sau Công Đồng Vatican II, ngày lễ được ghi vào lịch phụng vụ của toàn Giáo Hội, mặc dù Votive Mass vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong lần tái bản thứ ba của sách lễ Roma năm 2003, đã nâng lên thành lễ kính, “optional memorial.”

 

Chúng ta tôn kính danh Maria bởi vì nó được gắn liền với Đấng là Mẹ Thiên Chúa, một tạo vật thánh thiện, Nữ Vương trời đất, Mẹ của Lòng Thương Xót. Chủ đích thánh lễ là ca tụng thánh danh của Mẹ: “Mirjam” (Maria); Thánh lễ tưởng niệm tất cả mọi đặc ân đã được ban cho Đức Maria bởi Thiên Chúa, và muôn ân sủng chúng ta nhận được qua lời chuyển cầu của Mẹ.

 

Ý nghĩa tên gọi “Maria”

 

“Xem mặt đặt tên”, hẳn là Thiên Chúa cũng theo quan niệm này khi Ngài đặt tên MARIA cho Mẹ.

 

Tên Maria được bắt nguồn từ nhiều ngôn ngữ cổ đại: Tiếng Do Thái gọi là Myriam; trong Aramaic cũng gọi là Maryam, trong Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp gọi là Mariam và tiếng Latin trong Tân Ước gọi là Maria.

 

Những nghiên cứu của triết học tân thời khảo sát về cổ Ai Cập đưa ra gợi ý rằng Maria có nghĩa là “nữ vương, đấng tuyệt sắc, hoặc được yêu thương”. Một số học giả nghiên cứu các sách vở Ugaritic (cổ Syrian) cho rằng tên mrym  phát xuất từ động từ rwn, vì thế có nghĩa “cao sang, nhẹ nhàng, cao cả, hoặc được kính trọng.” Những điều này xứng với lời chào của Tổng Thần Gabriel trong ngày Truyền Tin: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc [hoặc mừng vui lên, ái nữ đầy ơn]! Chúa ở cùng bà. Bà được chúc phúc trong các người phụ nữ.” (Luca 1:28)

 

Vì Maria là tên của Mẹ Rất Thánh, nên nó mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, và vì vậy được cử suy tôn trong 4 trường hợp:

 

Đầu tiên, Maria là một tên cao cả, vì những Kitô hữu ca tụng Maria như là Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ được gọi là “Mẹ Thiên Chúa”, vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, ngôi hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa đã đến trong thế gian, và đã trở thành người thật nhờ sự thụ thai của Maria qua quyền lực Chúa Thánh Thần.

 

Thứ hai, Maria là tên thánh thiện nhất trong các tên gọi, khi gọi lên nhắc nhớ chúng ta, Mẹ là đấng đầy ơn phúc. Bởi vì tên này nhắc chúng ta rằng Mẹ là đấng đầy ơn phúc, được chúc phúc giữ các người phụ nữ.

 

Thứ ba, Maria là tên của một người mẹ, bởi vì Người là Mẹ của chúng ta, nhờ Người Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Đấng đã chết trên thập tự giá (cf. Gioan 19:26-27). 

 

Sau cùng, Maria là tên của người mẹ, luôn sẵn sàng ban cho chúng ta mọi điều mong muốn, che chở chúng ta khỏi ác quỉ, và cầu “cho chúng ta những tội nhân khi nay và trong giờ lâm tử.”

 

Các thánh suy tôn Thánh Danh Maria

 

Maria trong Do Thái là Miryam và theo ngôn ngữ Aramaic, ngôn ngữ được nói vào thời bấy của Đức Mẹ là Mariam . Tên gọi này có nghĩa là “đắng đót”, nhưng qua các thế kỷ, các thánh nhân và các học giả đã có những cắt nghĩa và giải thích khác nhau. Một sự pha trộn giữa nguyên ngữ và lòng sùng mộ. Sau đây là một số những lời ca tụng mà các thánh đã dành cho Đức Mẹ khi suy niệm về Thánh Danh của Người:    

 

“Maria nghĩa là chiếu sáng hơn, bởi vì Mẹ đem lại Ánh Sáng của thế giới. Trong ngôn ngữ cổ của miền Syria, Maria cũng có nghĩa là Thánh Mẫu”. (St. Isidore of Seville +636)

 

“Hãy để tôi nói một số điều về tên gọi này, cái tên được chuyển dịch mang ý nghĩa của Ngôi Sao Biển, 1 và nó thích hợp một cách đáng ngưỡng mộ với Mẹ Đồng Trinh.” (St. Bernard +1153)

 

“Một vì Sao đã xuất hiện cho chúng ta hôm nay: Thánh Maria, Nữ Vương của chúng ta. Tên người có nghĩa là Sao Biển; và không nghi ngờ gì vì Sao trên biển này là thế gian. Vì thế, chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên vì Sao đã xuất hiện trên trái đất hôm nay để Người hướng dẫn chúng ta, để Người chiếu sáng chúng ta, để Người có thể chỉ lối, để Người có thể giúp chúng ta để chúng ta có thể vượt lên. Và thật là tốt đẹp để tên Maria được đặt vào bước thang mà chúng ta đang nói đến, ở đó, chúng ta phải bắt đầu trèo lên. Như Thánh Ký đã nói, Giacóp sinh Giuse, chồng của Maria, vì thế ngay từ giây phút lời cầu của chúng ta cất lên, Người đã xuất hiện bên chúng ta và đón tiếp chúng ta trong sự săn sóc, chiếu sáng chúng ta, và đồng hành với chúng ta trên con đường trần gian lao khổ này.” (St. Aelred +1167)  

 

“Maria nghĩa là Sao Biển, đối với những người vượt biển được hướng dẫn vào bến nhờ sao biển, cũng vậy các Kitô hữu đạt đến vinh quang nhờ sự can thiệp từ mẫu của Maria.” (St. Thomas Aquinas +1274)

 

“Tên rất thánh, ngọt nào và giá trị xứng hợp một cách cao cả với sự thánh thiện, êm ái và xứng đáng với một trinh nữ. Vì Maria có nghĩa là biển đắng, sao biển, chiếu sáng, Maria được hiểu là Thánh Mẫu. Maria là biển đắng đối với các quỷ thần, đối với con người, Mẹ là Sao Biển; với các Thiên Thần, Mẹ là vinh quang tỏa sáng, và với toàn thể tạo vật, Mẹ là Thánh Mẫu”. (St. Bonaventure +1274)

  

“Thiên Chúa Cha đã tụ họp tất cả nước lại với nhau và gọi chúng là biển hoặc maria (tiếng Latin, Maria cũng có nghĩa là biển). Ngài đã gom toàn thể ân sủng của Ngài và gọi đó là Mary hay Maria… Khoa báu vô biên không gì khác hơn là Maria, Đấng mà các thần thánh đã xưng tụng “khoa tàng của Chúa”. Vì từ sự trọn đầy của Mẹ tất cả chúng ta được trở nên giầu có.” (St. Louis de Montfort +1716)

 

Thật không có gì khó khăn để hiểu tại sao có nhiều cách diễn tả tên “Maria”, vì những điều này hàm chứa nhiều giáo huấn và căn bản đức tin. Một số trong đó đã diễn tả tên “Maria” bằng cách nhấn mạnh đến mối giây liên kết giữa Rất Thánh Trinh Nữ Maria với Giáo Hội. Phát xuất từ tiếng Do Thái, động từ mara, nghĩa là “ơn phúc hoặc mạnh mẽ” và quy vào vẻ đẹp của Đức Mẹ và sự sản sinh thần linh của Mẹ. Mẹ là Tota Pulchra, Đấng Tuyệt Mỹ.

  

Thánh Louis de Montfort (d. 1716) suy niệm về lễ này còn nói thêm: “Toàn thể thế giới ngập tràn vinh quang của Mẹ, và điều này một cách hết sức thật đối với những người Kitô Giáo chúng ta, những người đã chọn Mẹ là Quan Thầy, và là Đấng bảo vệ các quốc vương, thị thành, và giáo phận. Nhiều vương cung thánh đường đã được cung hiến cho Thiên Chúa trong danh của Mẹ. Không có thánh đường nào mà lại không có một bàn thờ dâng hiến cho Mẹ. Không có quốc gia hay tôn giáo nào lại không có ít nhất một mẫu ảnh ban phép lạ khi tất cả trong đau khổ đã được cứu vớt và mọi ơn phước được lãnh nhận…Không có một em nhỏ nào ít nhất một lần trên môi đã không mắp máy lời “Kính Mừng Maria” Tội nhân với sự sợ hãi, cứng cỏi, nhưng không thể không có chút lòng tin tưởng khi nghĩ đến Mẹ. Tất cả ma quỷ trong hỏa ngục, khi nghe tên Maria, chúng đều tỏ vẻ cung kính.”  

 ______________

  

 [1] The title, "Star of the Sea," dates back to St. Jerome [+420]. It has been said that the great Doctor had originally used the phrase Stilla Maris to describe Mary as a "drop of the sea," the sea being God. A copyist's error, then, could have resulted in stilla [drop] being written down as stella [star]. Of course, the hallowed title, "Star of the Sea," suits Our Lady perfectly.


[2] "Bitter sea [mara = bitter; yam = sea]," in addition to the interpretation given by St. Bonaventure, also calls to mind Our Lady's Seven Sorrows and the sword which "pierced" Her soul on Calvary, recalling the lamentation of the mother-in-law of Ruth, who had lost a husband and two sons: "Call me not noemi, [that is, beautiful,] but call me Mara, [that is, bitter,] for the Almighty hath quite filled me with bitterness [Rt. 1: 20]." Maror are "bitter herbs," such as are found on the seder plate at Passover.


[3] The "Illuminated" points us to St. John's apocalyptic image of the "Woman clothed with the Sun," a dual image encompassing both, the Catholic Church and Mary, the Mother and Image of the Church.


[4] The interpretation "Lady" for Mary was also proposed by St. Jerome, based on the Aramaic word, mar, meaning "Lord." This would render the meaning "Lady" in the regal or noble sense [as in "Lord and Lady."] Catholic sensibility, however, recognizing in Mary the simple dignity of a Mother, as well as the grandeur of a Queen, did not hesitate to add an affectionate touch to this majestic title. Mary is not just "Lady"; She is "Madonna," Notre Dame i.e., she is Our Lady.

 

All About Mary includes a variety of content, much of which reflects the expertise, interpretations and opinions of the individual authors and not necessarily of the Marian Library or the University of Dayton. Please share feedback or suggestions with marianlibrary@udayton.edu.

 

***

 

Đặc biệt tri ân: Một phần lớn tài liệu trong bài viết này, tác giả đã lược dịch từ “The Most Holy Name of Mary – September 12” của – Sister Danielle Peters.  Xin cám ơn Nữ Tu Danielle.